Ths. Dương Tiến Dũng

Cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước 03 năm nhìn lại

Lĩnh vực: Nghiên cứu trao đổi

Số 1 (186)-2019 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán - Trang 21

Tóm tắt tiếng Việt:

Cơ cấu chi đảm bảo ngân sách bền vững đã trở thành một vấn đề thu hút được nhiều sự quan tâm ở cả trong và ngoài nước trong những năm gần đây. Kết quả nhiều nghiên cứu thời gian qua cho thấy cơ cấu chi ngân sách hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng, đảm bảo sự phát triển bền vững của nền kinh tế, đặc biệt trong xu thế toàn cầu hóa, hội nhập và mở cửa ngày càng sâu rộng hiện nay. Ngày 20 tháng 11 năm 2016, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW về chủ trương, giải pháp cơ cấu lại ngân sách nhà nước, quản lý nợ công để đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững; trong đó, đã đề ra mục tiêu cơ bản là: "Cơ cấu lại ngân sách nhà nước và quản lý nợ công theo hướng đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô; tăng cường huy động, quản lý, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính, thúc đây phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển văn hóa, con người, bảo đảm an sinh xã hội, tăng cường phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh và hội nhập quốc tế, góp phần nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trong khu vực và trên thế giới". Trong lĩnh vực chi ngân sách nhà nước, Nghị quyết 07 cũng đặt ra yêu cầu phải từng bước cơ cấu lại theo hướng tích cực; tỷ lệ chi ngân sách nhà nước bình quân khoảng 24 - 25% GDP, trong đó tỷ trọng chi đầu tư phát triển bình quân khoảng 25-26% tổng chi ngân sách nhà nước; giảm tỷ trọng chi thường xuyên xuống dưới 64% tổng chi ngân sách nhà nước; ưu tiên bảo đảm chi trả nợ, chi dự trữ quốc gia. Đồng thời, đổi mới quản lý chi ngân sách nhà nước phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phân định rõ vai trò, chức năng của Nhà nước và thị trường; rà soát các chính sách xã hội, an sinh xã hội để bảo đảm sử dụng ngân sách tập trung và có hiệu quả cao; đây mạnh thực hiện khoán chi và tiền tệ hoá, đưa vào thu nhập một số chính sách, chế độ theo tiêu chuân, định mức chi. Nâng cao hiệu quả chi ngân sách, từng bước triển khai quản lý chi ngân sách theo kết quả thực hiện nhiệm vụ gắn với thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Trong phạm vi bài viết này, chúng ta cùng nhìn lại kết quả 03 năm nỗ lực triển khai thực hiện chủ trương cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, từ đó đề xuất các giải pháp tiếp tục đây mạnh cơ cấu lại chi ngân sách, tập trung nguồn lực ngân sách để quản lý, sử dụng sao cho có hiệu quả, vừa đạt được mục tiêu thúc đây tăng trưởng kinh tế nhanh, bền vững, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

English Summary:

Restructuring the public budget towards sustainability has been paid a great deal of attention in the past few years. The results of recent research works show that the rational budget allocation structure is very important to ensure the sustainable development of the economy, especially in the extensively on-going trend of globalization, integration and openness.'The Politburo issued Resolution No. 07-NQ/TW dated November 20, 2016 on policies and measures to restructure the state budget and public debt management to secure the national fnancesustainability; in which, it has proposed to gradually reorganize public spending towards a positive way; the period averaged gross public spending to GDP ratio is about 24-25 percent, capital expenditures to gross spending is about 25-26 percent; the share of current expenditures is reduced to less than 64 percent in gross expenditures; the debt repayment and national reserve expenditures are guaranteed. At the same time, the management of public expenditures is reformed in line with the socialist-oriented market economy; the role and functions of the State apparatus and the market are defned clearly. Social policies and social welfare are reclassifed towards concentration and effciency of budget utilization; the implementation of blockgrant allocation and monetization is accelerated, some policies and spending norms are incorporated; the effciency of budget expenditures is enhanced and performance budget management is gradually introduced associated with the implementation of socio-economic development objectives. In the scope of this paper, we review the results of 3 years budget spending restructure with effort, and then, followed by proposing solutions to continually accelerate the restructure courses; to aggregate resources for better management and utilization, targeting both boosting the economic growth and sustaining the national public fnance.

Từ khóa: ngân sách nhà nước, chi ngân sách nhà nước, cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước, state budget, state budget expenditures, budget spending restructure

Số lượt đọc: 636 - Số lượt tải về: 403

Tìm kiếm bài báo

Từ khóa:
Lĩnh vực:
Năm