Ths. Lê Thế Tuyên
Cơ chế quản lý tài chính giáo dục đại học công lập - Thực trạng và giải pháp hoàn thiện
Lĩnh vực:
Tài chính vĩ mô
Số 06 (191)-2019 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán - Trang
Tóm tắt tiếng Việt:
Cơ chế quản lý nói chung, cơ chế quản lý tài chính nói riêng có vai trò đặc biệt đối với sự phát triển của các cơ sở giáo dục đại học công lập. Cơ chế quản lý phù hợp tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy nhanh tiến trình thực hiện và mở rộng quyền tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học công lập. Cơ chế quản lý tài chính khơi dậy và huy động kịp thời các nguồn lực tài chính đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống giáo dục quốc dân nói chung và các cơ sở giáo dục đại học công lập nói riêng theo đúng mục tiêu, yêu cầu, định hướng của nhà nước trong từng thời kỳ. Mặc dù có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của các cơ sở giáo dục đại học công lập ở cả giác độ vĩ mô và vi mô, nhưng bản thân cơ chế quản lý tài chính nếu không được xác định, vận hành một cách đúng đắn, phù hợp với yêu cầu/đòi hỏi của thực tiễn có thể sẽ dẫn đến những tác động tiêu cực như: (i) mục tiêu, định hướng phát triển giáo dục đại học có thể bị ảnh hưởng; (ii) tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các cơ sở giáo dục đại học có cùng ngành, chuyên ngành, nội dung, chương trình đào tạo, nhất là các cơ sở giáo dục đại học mới thành lập, quy mô nhỏ, ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn; (iii) nảy sinh khuynh hướng thương mại/thị trường hóa giáo dục đại học, làm giảm sút uy tín, chất lượng đào tạo của các cơ sở giáo dục đại học công lập. Vì vậy, nghiên cứu thực trạng, tìm giải pháp hoàn thiện cơ chế quản lý tài chính phù hợp với yêu cầu thực tiễn là hết sức quan trọng giúp phát huy quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục đại học công lập trong việc tạo lập, phân phối và sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả các nguồn lực tài chính theo hướng bền vững.
English Summary:
Từ khóa:
kinh tế, tư nhân, tư bản, thị trường, nhà nước.
Số lượt đọc: 872 - Số lượt tải về: 398