TS Phạm Thị Tường Vân*, Trần Thị Lệ Hiền
Tác động của phát triển tài chính đến phát triển bền vững tại các quốc gia châu Á: Vai trò điều tiết của đổi mới toàn cầu
Lĩnh vực:
Kinh tế, tài chính vĩ mô
Số Kỳ 1 tháng 07 (291)-2025 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán - Trang 21
Tóm tắt tiếng Việt:
Nghiên cứu này đánh giá tác động của phát triển tài chính đến phát triển bền vững với vai trò điều tiết của đổi mới toàn cầu tại 44 quốc gia châu Á trong giai đoạn 2007 - 2023. Bằng cách sử dụng mô hình hồi quy GMM hệ thống, nghiên cứu chỉ ra rằng phát triển tài chính có ảnh hưởng tích cực đến phát triển bền vững, song mức độ tác động phụ thuộc đáng kể vào năng lực đổi mới của từng quốc gia. Các quốc gia có hệ thống tài chính mạnh nhưng thiếu định hướng đổi mới dễ dẫn đến phân bổ vốn không hiệu quả, trong khi sự phối hợp giữa phát triển tài chính và đổi mới toàn cầu giúp tăng cường đầu tư vào công nghệ xanh, nâng cao hiệu suất sử dụng vốn và giảm thiểu rủi ro môi trường. Bên cạnh đó, các yếu tố kiểm soát như độ mở thương mại, FDI, đô thị hóa và lạm phát cũng cho thấy tác động đáng kể đến phát triển bền vững. Tuy nhiên, hiệu quả của các yếu tố này không đồng nhất và phụ thuộc vào chính sách điều tiết nội tại của mỗi quốc gia. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đề xuất các hàm ý chính sách tại châu Á.
English Summary:
This study examines the impact of financial development on sustainable development, with a focus on the moderating role of global innovation, across 44 Asian countries during the period 2007 - 2023. Using the system GMM regression model, the findings reveal that financial development has a positive effect on sustainable development; however, the strength of this impact largely depends on each country's innovation capacity. Countries with advanced financial systems but lacking innovation orientation tend to allocate capital inefficiently. In contrast, the synergy between financial development and global innovation enhances investment in green technologies, improves capital efficiency, and mitigates environmental risks. Additionally, control variables such as trade openness, foreign direct investment, urbanization, and inflation also show significant influence on sustainable development, though their effectiveness varies depending on domestic regulatory policies. Based on the research results, the authors propose policy implications in Asia.
Từ khóa:
phát triển tài chính, phát triển bền vững, đổi mới toàn cầu, vai trò điều tiết, các quốc gia châu Á
Số lượt đọc: 8 - Số lượt tải về: 5
DOI Code: https://doi.org/10.71374/jfarv.v25.i291.05