Ths. Trần Mạnh Tiến

Nâng cao năng lực sản xuất của doanh nghiệp - Yêu cầu để kinh tế Việt Nam thăng hạng

Lĩnh vực: Tài chính doanh nghiệp

Số 11 (196)-2019 Tạp chí Nghiên cứu Tài chính Kế toán - Trang

Tóm tắt tiếng Việt:

Trong những năm qua chỉ số cạnh tranh của Việt Nam đang được cải thiện lên rất nhiều, xếp hạng thứ: 49/53 năm 1997, 53/59 năm 2000, 81/117 năm 2005, 59/139 năm 2010, 76/140 năm 2015 và lần đầu tiên vươn lên trong nửa trên của bảng xếp hạng về năng lực cạnh tranh toàn cầu (GCI) 2019, đứng vị trí 67/141 nền kinh tế được xếp hạng, tăng 10 bậc và 3,5 điểm trong một năm (Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) vừa công bố Bảng xếp hạng Năng lực cạnh tranh toàn cầu - GCI). Tại khu vực ASEAN, Việt Nam đã đứng thứ 5 trong bảng chỉ số năng lực cạnh tranh toàn cầu. Theo báo cáo GCI đánh giá Việt Nam là quốc gia có điểm số tăng mạnh nhất toàn cầu, nằm trong khu vực châu Á, Thái Bình Dương có năng lực cạnh tranh cao nhất thế giới, không chỉ có sự đổi mới trong hoạt động kinh tế nói chung, mà còn là nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh của Chính phủ và sự năng động của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Để duy trì bền vững thứ hạng cạnh tranh của Việt Nam, nhân tố năng lực sản xuất, dù chỉ số này đã được nâng cao nhưng mức tăng trưởng vẫn chưa phát huy hết khả năng cũng như đáp ứng mong muốn của các nhà quản lý. Chính vì thế, trong thời gian tới, năng lực sản xuất không cải thiện nhanh chóng hơn thì thứ hạng cạnh tranh của Việt Nam sẽ tự “rơi” xuống mức thấp.

English Summary:

Từ khóa: thăng hạng, phát triển bền vững

Số lượt đọc: 591 - Số lượt tải về: 351

Tìm kiếm bài báo

Từ khóa:
Lĩnh vực:
Năm